Thị trường gạo ghi nhận nhu cầu mua ít, thị trường giao dịch trầm lắng khiến cho giá gạo liên tục rớt giá.
Giá gạo NL IR 504 là 9.400 - 9.500 đồng/kg, giảm từ 200 - 300 đồng. Gạo TP IR 504 (5% tấm) có giá 10.700 đồng/kg, giảm từ 200 - 300 đồng. Giá tấm IR 504 là 10.000 đồng/kg, giá cám vàng là 6.800 đồng/kg, tăng 50 đồng.
Cụ thể, tại An Giang, giá lúa OM 9577 6.800 đồng/kg; OM 9582 6.800 đồng/kg; Đài thơm 8 7.000 đồng/kg; OM 6976 6.800 đồng/kg; lúa Jasmine 6.700 đồng/kg; lúa IR 504 6.650 đồng/kg; OM 5451 6.500 đồng/kg.
Thống kê của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn –NNPTNT), cho biết, tính chung trong cả 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo sang Philippines vẫn đứng đầu về kim ngạch, đạt trên 1,86 triệu tấn, tương đương 868,66 triệu USD, giá trung bình 466,8 USD/tấn, giảm 4,3% về lượng, nhưng tăng 8,5% về kim ngạch và tăng 13,4% về giá so với 10 tháng đầu năm 2019.
Giá gạo giảm mạnh do các thương lái ngừng mua và nguồn cung khan hiếm.
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tuần này tăng lên mức cao kỷ lục trong vòng 2 tháng, do lo ngại nguồn cung sẽ khan hiếm, dù nhu cầu không cao. Trong khi đó, giá gạo Ấn Độ đang ở mức thấp nhất trong vòng 8 tháng.
Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng lên 475 - 485 USD/tấn, từ mức 470 - 480 USD/tấn cách đây một tuần. Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok, cho biết nguồn cung vụ mới vẫn chưa có trên thị trường nên đẩy giá tăng.
Trong khi đó, gạo đồ 5% tấm xuất khẩu của Ấn Độ có giá vững ở 366 - 370 USD/tấn, thấp nhất kể từ cuối tháng 3/2020.
Một nhà xuất khẩu ở bang Andhra Pradesh cho biết nhu cầu thị trường yếu vì khách hàng tạm dừng mua. Kể từ khi cước phí vận chuyển tăng lên, các nhà xuất khẩu Ấn Độ không thể hạ giá bán. Đồng Rupee Ấn Độ tăng giá cũng làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Ấn Độ, vì làm cho gạo tính ra USD đắt hơn.
Gạo 5% tấm của Việt Nam tuần này ở 495 - 500 USD/tấn, tăng từ mức 493 - 497 USD/tấn của tuần trước. Hiện xuất khẩu sang Philippines và Trung Quốc tăng, trong khi nguồn cung trong nước không còn nhiều vì vụ thu hoạch lúa Thu Đông sắp kết thúc. Tuy nhiên, nguồn tin Reuters cho biết, gạo nhập từ Campuchia đang bù đắp một phần cho tình trạng nguồn cung gạo nội đang khan hiếm.
Theo các doanh nghiệp, nhu cầu mua từ Trung Quốc, Bangladesh và nhiều nước Đông Nam Á tăng cao. Về triển vọng xuất khẩu trong các tháng tới, các doanh nghiệp cho biết, sản lượng gạo của thế giới năm 2020 ước đạt 495,2 triệu tấn, giảm khoảng 0,3% so với năm 2019. Trong khi đó tiêu dùng gạo thế giới năm 2020 ước đạt 490,4 triệu tấn, tăng khoảng 1,3% so với năm 2019. Đây là cơ hội cho ngành gạo xuất khẩu của Việt Nam nếu chúng ta nắm bắt đúng nhu cầu của thị trường.
Mai Ngọc