Thời gian gần đây liên tiếp các sự việc đau lòng gây bàng hoàng cho nhiều người khi đã có những trường hợp trẻ em nguy kịch và tử vong khi bắt chước các trò trên mạng xã hội.
Nạn nhân là trẻ em
Mới đây Công an Đồng Nai thông tin về việc Cháu L ( SN 2012, tại Xã Bình Minh, Trảng Bom, Đồng Nai) tử vong với nghi vấn học theo “thử thách Mono” trên mạng xã hội.
Theo đó, tối ngày 21-11, cháu L. vào nhà vệ sinh để đi tắm. Lâu không thấy con ra, mẹ L. không thấy con ra nên gọi cửa nhưng không thấy con trả lời. Dự tính có điều chẳng lành nên người mẹ nhờ người phá cửa nhà vệ sinh thi thấy cháu L. treo lơ lửng ở sát tường. Cổ áo cháu đang mặc trên người thì móc trên móc treo quần áo của nhà vệ sinh.
Trước đó vào tháng 10, tại TP.HCM một bé gái 5 tuổi đã mất mạng sau khi xem và làm theo video hướng dẫn trò “thắt cổ nhưng vẫn thở được” trên youtube. Sự việc xảy ra khi bố mẹ bé D. đi làm, bé ở nhà với ông bà ngoại. Chỉ 3 phút không để ý, bé D. đã lấy một chiếc khăn voan buộc vào thành giường tầng trong phòng ngủ và tự treo cổ mình.
Khi gia đình phát hiện thì D. đã bất tỉnh. Gia đình tức tốc đưa D. đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cấp cứu. Các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng bé ngưng thở, chết não, ngưng tim sau 4 giờ cấp cứu.
Tại TP.HCM, các bệnh viện cũng đã từng ghi nhận vài trường hợp trẻ nguy kịch vì bắt chước các trò trên mạng xã hội.
Vào tháng 11/2019, một bé gái 8 tuổi hôn mê sau khi dùng khăng quàng học cách thắt cổ vẫn thở được trên Youtube. Rất may người nhà phát hiện kịp đưa em đến bệnh viện tại BV Nhi đồng 2 TP.HCM. Sau khi được cấp cứu và tỉnh lại bé kẻ Khi tỉnh lại bé kể rằng bé học theo trò ma, ảo thuật trên Youtube, trong các clip có hướng dẫn cách thắt cổ, song nhân vật trên clip vẫn thở, vẫn sống được nên làm theo.
Qua những sự việc trên, các bậc phụ huynh nên chú ý đến con trẻ nhiều hơn, khi trẻ có biểu hiện hay chơi các trò lạ cần phải hỏi nguồn gốc từ đâu để kịp thời kiểm soát. Nghiêm túc với các chương trình mà con cái vẫn hay xem, chọn lọc những chương trình phù hợp, phân bổ thời lượng hợp lý để các con trẻ không bị nghiện, phụ thuộc quá nhiều vào chiếc điện thoại, máy tính bảng, tivi và không có cơ hội học theo nội dung độc hại.
Thử thách đe dọa đến tính mạng
Hình ảnh Mono len lỏi vào các video hoạt hình cho trẻ nhỏ khiến cộng đồng mạng dậy sóng
Những hình ảnh Momo còn len lỏi vào các video hoạt hình cho trẻ em trên YouTube khiến các bậc cha mẹ giật mình sợ hãi. Không chỉ có “Thử thách cá voi xanh”, “Thử thách Momo”, mà còn có nhiều chương trình độc hại khác như “thắt cổ nhưng vẫn thở được” được phát tán trên mạng Internet đe dọa đến sức khỏe tinh thần và tính mạng của trẻ.
Đầu 2019, trên một số mạng xã hội, trong đó có WhatsApp, cũng như diễn đàn lan truyền một trào lưu có tên "Thử thách Momo" (Momo Challenge), được cho là có nguồn gốc từ Anh. Cụ thể, một người phụ nữ có hình hài đầu người, mình gà, tóc đen, mắt lồi sẽ hướng dẫn người dùng cách tự làm hại bản thân.
Ngoài “Thử thách cá voi xanh”, “Thử thách Momo” trên mạng Internet còn xuất hiện nhiều video nhảm nhí, đe dọa đến sức khỏe của trẻ em, người tạo ra và phát tán các chương trình đánh vào đúng tâm lý tò mò, thích khám phá những điều mới lạ, thích khẳng định bản thân của trẻ vị thành niên.
Điều này đã dẫn đến các sự việc đau lòng khi thời gian gần đây tại Việt Nam khi liên tiếp xuất hiện nhiều nạn nhân là trẻ em tử vong hoặc nguy kịch do học các trò thử thách trên mạng. Cộng đồng mạng và các bậc phụ huynh cũng rất bức xúc khi mạng internet xuất hiện nhiều Video mang tên thử thách, trò chơi có nội dung độc hại, hướng dẫn trẻ em tự sát.
Ngày 1-3-2019, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đã có văn bản yêu cầu Google, đơn vị chủ quản mạng xã hội video YouTube gỡ bỏ và tăng cường bộ lọc, kiểm duyệt để các clip có nội dung độc hại không tiếp tục xuất hiện trên YouTube.
Bên cạnh đó, Cục cũng yêu cầu phía Google có bộ lọc, chặn những nội dung hướng dẫn tự sát xuất hiện trên YouTube thay vì chờ gỡ. Trường hợp người dân phát hiện những đoạn clip có nội dung bạo lực, hướng dẫn tự sát có thể phản ánh đến Cục thông qua đường dây nóng.
Ngày 06/10, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi các Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an về việc nghiên cứu, xử lý tình trạng mạng xã hội tràn làn video có nội dung nhảm nhỉ, giật gân nhằm kiếm tiền.
Trước đó, một số cơ quan báo chí phản ánh về tình trạng trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video nhảm nhí, có nội dung giật gân để lôi kéo nhiều lượt xem với mục đích kiếm tiền. Đáng ngại, những video này phần nào ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống của trẻ em. Trong khi đó, việc kiểm soát nội dung các video này còn có bất cập.
Anh Đào