Diện tích ca cao nhỏ lẻ, manh mún và giảm mạnh, nông dân không mặn mà, chưa được hỗ trợ thích đáng từ chính quyền địa phương nên các doanh nghiệp còn e ngại chưa mạnh dạn hoặc chưa có đủ điều kiện để thực hiện đầu tư.
Theo ông Nguyễn Trọng Tùng- Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, sau khi phát triển lên con số đỉnh điểm 25.700 ha vào năm 2012, diện tích trồng ca cao liên tục giảm mạnh; đến nay (năm 2020) cả nước còn 4.589 ha, giảm 416 ha so với năm 2019, kéo theo đó là sự sụt giảm mạnh về sản lượng. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này cũng giảm dần theo xu hướng phát triển diện tích cây ca cao.
Hiện, còn 11 địa phương sản xuất tập trung ca cao, diện tích không giảm nhưng rất khó tăng lên. Ca cao chủ yếu được trồng xen canh, vì vậy rất khó để mở rộng diện tích chuyên canh. Thêm vào đó, hiệu quả kinh tế không thể so sánh với loại cây trồng khác.
Phát triển cây ca cao gặp khó
Theo ông Tùng, nút thắt ở đây chính là khâu sơ chế và chế biến ca cao. Hiện, các doanh nghiệp sơ chế và chế biến ca cao tại Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ.
Là doanh nghiệp chế biến ca cao và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Canada và tiêu thụ nội
Để ngành ca cao khắc phục các điểm yếu và trở thành ngành công nghiệp ca cao Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Tùng cho rằng, cần tìm ra được giải pháp để liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp nhỏ với các tập đoàn lớn, giúp phát triển ngành ca cao toàn diện, bền vững trong tương lai.
Về xuất khẩu, sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thu mua của các đơn vị trong và ngoài nước để chế biến, xuất khẩu. Hạt ca cao được xuất khẩu thông qua: Công ty Armajaro, Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam (Acon), Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Công nghệ Bến Thành. Một số công ty chế biến bột nhão, bột, bơ ca cao (Công ty Phạm Minh) hoặc chế biến bán và thành phẩm như rượu, chocolate và bột ca cao, bánh kẹo, sữa,… (Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức, Vina Ca cao, Binon Ca cao,…). Sản phẩm chocolate được sản xuất từ hạt ca cao Việt Nam được quốc tế đánh giá cao và đã đạt được giải thưởng trên thế giới (như sản phẩm của Công ty Marou, Công ty Stone Hill).
Tuy nhiên, những hoạt động đầu tư này còn gặp phải không ít khó khăn, nhiều dự án chưa thực hiện được. Nguyên nhân là do diện tích ca cao nhỏ lẻ, manh mún và giảm mạnh, nông dân không mặn mà, chưa được hỗ trợ thích đáng từ chính quyền địa phương nên các doanh nghiệp còn e ngại chưa mạnh dạn hoặc chưa có đủ điều kiện để thực hiện đầu tư.
Việc liên kết sản xuất của các công ty với người nông dân còn gặp nhiều khó khăn cũng xuất phát từ những nguyên nhân kể trên. Ngoài ra, còn một lý do xuất phát từ đặc tính của cây ca cao ở Việt Nam, đó là cây ca cao ưa bóng râm và giá trị kinh tế không cao nên chỉ có ý nghĩa khi trồng xen với cây khác nhằm cải thiện thu nhập cho nông dân chứ không có khả năng cạnh tranh với các loại cây có giá trị cao, như: bưởi da xanh, sầu riêng, mãng cầu,… Vì vậy, khi tình hình sản xuất ca cao khó khăn, không đáp ứng được như kỳ vọng của người dân, sự cạnh tranh của cây ca cao với các cây ăn quả khác ngày càng gay gắt hơn. Chính vì thế, họ sẽ dễ dàng chuyển đổi cây trồng. Điều này làm tăng nguy cơ phá vỡ sự liên kết giữa người nông dân với các công ty, khiến các công ty gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, còn các nhà đầu tư mới thì không sẵn sàng vì có nhiều lo ngại.
PV