Do thói quen mua sắm tiện dụng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Thay vì lựa chọn những hàng hóa ở các chợ và siêu thị, khách hàng lại có xu hướng muốn đến các cửa hàng tiện lợi để tiết kiệm thời gian mà vẫn mua được hàng hóa đảm bảo chất lượng.
Hình thức kinh doanh của các mô hình tiện lợi này là mua từ nhà cung cấp rồi bán lại cho khách lẻ để kiếm lời. Mặc dù lợi nhuận là không quá cao nhưng nó lại tạo ra một thói quen mua sắm mới tiện lợi hơn cho người tiêu dùng. Tiện lợi về khoảng cách địa lý, về đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người tiêu dùng…
Nở rộ cửa hàng tiện lợi
Tại Hà Nội, không khó để tìm ra các cửa hàng tiện lợi, thậm chí loại hình này còn xuất hiện với mật độ khá dày đặc. Bởi, người dân, đặc biệt là sinh viên, học sinh và dân văn phòng ở Hà Nội luôn có xu hướng chọn những cửa hàng tiện lợi hơn là những siêu thị hay chợ.
Theo khảo sát của PV trên phố Trần Quốc Vượng với chiều dài chưa đầy 1km có đến 03 cửa hàng tiện dụng phục vụ người dân đủ các loại mặt hàng từ cân muối, mì chính, đồ ăn nhanh mà diện tích cửa hàng không lớn, khiến người dân bước ra cổng là được phục vụ.
Người dân ưa chuộng cửa hàng tiện lợi
Chia sẻ với PV Thương Thường về tính tiện lợi đối với nhu cầu mau săm nhu yếu phẩm chị Hoa Lý (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, “ Từ khi có nhiều cửa hàng tiện lợi mở ra, thì công việc nội trợ, mua sắm cũng tiết kiệm được khá nhiều thời gian sau. Thêm đó, mua hàng ở chợ với giá cả bất ổn, lên xuống đột ngột trong các dịp lễ cùng nguy cơ đến từ thực phẩm bẩn”.
“Mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi có dán tem mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thịt tươi sống được bảo quản trong tu lạnh. Thanh toán thì có thể quẹt thẻ ATM, trả thẳng tiền mặt, quét mã QR… khiến tôi yên tâm hơn khi mua sắm thời dịch bệnh COVID-19”. Chị lý cho biết nguồn gốc thay đổi thói quen mua sắm.
Xu hướng khách hàng tiêu dùng nhanh
Còn anh Khả Tuấn (32 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Do công việc bận rộn, nên nhiều hôm đưa con đi học, vội quá nên vào cửa hàng tiện lợi mua hàng ăn nhanh với giá cả phải chăng. Điều này rất phù hợp với những người tiêu dùng trẻ. Các dịch vụ được cộng thêm vào ở cửa hàng tiện lợi như: mua thực phẩm, nước giải khát, hỗ trợ khách hàng trong việc thanh toán các chi phí sinh hoạt như thanh toán điện, nước,, internet... Đặc biệt, nhiều cửa hàng mở phục vụ khách 24/24.
Còn đối với các nhà đầu tư, thì đây là một thị trường tiềm năng, bởi chỉ cần có một nguồn vốn nhỏ cùng với bản chi tiêu hợp lý là có thể phát triển một cửa hàng tiện lợi. một cửa hàng tiện lợi với diện tích như thế này vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ , đa dạng các loại sản phẩm cho đa số người dân, phục vụ tốt nhất cho khách hàng của họ.
Petrolimex muốn phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi tại cây xăng
Theo anh Văn Nhất (phố Xuân Phương, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) chủ cửa hàng tiện lợi mới mở vài ngày nay cho biết: “Về diện tích, với một mặt bằng từ 50m2 trở lên vừa dễ dàng để thuê ở nhiều nơi vừa tăng độ nhận diện cho cửa hàng. Biển hiệu, logo quảng cáo, đồng phục cho nhân viên, cách bày trí hay tông màu chủ đạo đều là những yếu tố làm tăng độ nhận diện rõ ràng cho các cửa hàng tiện lợi. Đều là tốn một khoản chi phí nhưng kinh doanh kiểu này sẽ đem lại dấu ấn riêng biệt hay có thể giúp chủ cửa hàng mở thêm chuỗi”.
Đúng như cái tên của mình, cửa hàng tiện lợi được xây dựng nên nhằm đáp ứng nhu cầu cho những người muốn mua hàng nhanh gọn lẹ, ngày càng phù hợp với xu hướng tiêu dùng của người Việt.
PV