Nếu tận dụng tốt Hiệp định EVFTA, xuất khẩu ngành da, giày, túi xách có thể kỳ vọng mức tăng trưởng 15 - 20% trong năm 2021 trong điều kiện tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt.
Cũng giống như ngành dệt may, sản xuất của ngành da giày cũng bị ảnh hưởng lớn do tác động của dịch COVID-19. Tính chung 11 tháng qua, sản lượng giày dép da ước đạt 265,6 triệu đôi, giảm 2,5% so với cùng kì năm 2019. Chỉ số sản xuất da và các sản phẩm có liên quan cũng giảm 2,5% so với cùng kì.
Tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại tháng 11 ước đạt 1,4 tỉ USD, tăng 0,1% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng ước đạt 14,93 tỉ USD, giảm 9,8% so với cùng kì.
Năm 2020, xuất khẩu hàng da dày có thể giảm 10% xuống khoảng 20 tỉ USD - tương đương mốc năm 2018. Tuy nhiên có thể xem đây là mức giảm nhẹ so với mức độ tác động của dịch COVID-19 đối với kinh tế toàn cầu.
Xuất khẩu da, giày, túi xách kỳ vọng mức tăng trưởng 20% trong năm 2021
Bộ Công Thương Từ nhận định từ nay đến cuối năm, dự báo đầu ra của ngành da giày sẽ tiếp tục gặp khó, bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế dịch của Mỹ và Châu Âu.
Tuy nhiên, sau hơn 4 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, giày dép là mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực về xuất khẩu.
Hiệp định EVFTA sẽ là động lực lớn cho tăng trưởng của ngành giày dép, túi xách trong những tháng còn lại của năm 2020 và 2021.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ Tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho biết dệt may là một trong những ngành tận dụng tốt nhất hiệp định EVFTA khi kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 400 triệu USD.
Vị này nhận định xuất khẩu ngành da, giày, túi xách sẽ tăng trưởng 15 - 20% trong năm 2021 nếu tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho rằng cần đầu tư mạnh vào công nghiệp chế biến nguyên phụ liệu để đáp ứng yêu cầu qui tắc xuất xứ.
“Ngành công nghiệp da giày rất phát triển khi đứng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có ngành công nghiệp hỗ trợ tương xứng. Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ là giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khi tham gia hội nhập quốc tế phải đáp ứng yêu cầu của các thị trường phát triển giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu đó”, bà Xuân nói.
Bà Hướng cho biết hiện công ty đang xây dựng nhà máy nguyên phụ liệu cho da, giày nhằm đáp ứng các yêu cầu qui tắc xuất xứ ở các thị trường khó tính. Bà Hướng kì vọng năm 2021, hoạt động xuất khẩu sẽ tăng trưởng 20%.
Phương Lê