Để chủ động ứng phó với nước mặn đang xâm nhập, ngày 28/1, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức khởi công xây dựng đập thép ngăn nước mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành (thuộc xã Song Thuận, huyện Châu Thành).
Hiện nay, mặn đã xâm nhập và ảnh hưởng trực tiếp đến hai nhà máy nước sinh hoạt chủ lực của tỉnh Tiền Giang. Độ mặn đo được vào sáng 27-1 tại TP Mỹ Tho là 1,73 g/l và cống Xoài Hột là 1,03 g/l, vượt ngưỡng cho phép về nước sinh hoạt.
Trước tình hình trên, Sáng 28-1, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt trên kênh Nguyễn Tấn Thành tại km 01+070 (thuộc địa phận xã Song Thuận và xã Bình Đức, huyện Châu Thành).
Tiền Giang đắp đập tạm ngăn mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành để cung cấp nước ngọt.
Đập thép ngăn mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành được xây dựng tại km 01+070 (thuộc địa phận xã Song Thuận và xã Bình Đức, huyện Châu Thành). Chiều dài của đập thép này là 76 mét, với khối lượng nặng khoảng 1 tấn, do công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tiền Giang thi công trong thời gian 12 ngày.
Đập thép được xây dựng phải đảm bảo khả năng chống nước mặn xâm nhập từ sông Tiền, dự trữ nguồn nước ngọt hiện hữu của kênh Nguyễn Tấn Thành để cung cấp nước ngọt tưới tiêu và nước phục vụ cho 2 nhà máy xử lý nước của tỉnh Tiền Giang và 1 nhà máy xử lý nước của tỉnh Long An.
Nếu nước mặn xâm nhập sâu, tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục xây dựng 7 đập thép trên các kênh, rạch khác để trữ ngọt. Trước khi thi công đập thép ngăn mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành, các ngành chức năng đã thông báo và hướng dẫn các phương tiện thủy lưu thông theo các tuyến đường thủy khác.
Trong đó, tỉnh Tiền Giang có khoảng 800 nghìn dân. Đồng thời, bảo vệ cho khoảng 128 nghìn ha diện tích sản xuất nông nghiệp, trong đó, Tiền Giang là khoảng 108 nghìn ha, Long An khoảng 20 nghìn ha.
Các đập trên sẽ thi công ngày, đêm và hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2021.
Minh Nguyệt